Xuất bản thông tin

null Điểm báo ngày 26/01/2024

Điểm báo ngày 26/01/2024

I. Vấn đề về quản lý thuế

1. Sài gòn giải phóng (26/1) có tin “Cục Thuế Hồ Chí Minh tổ chức chương trình hóa đơn may mắn quý IV/2023” cho biết: Tổng giải thưởng của chương trình lần này là 185 triệu đồng. Hiện ngành thuế tích cực triển khai HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền cho các nhóm hàng hóa dịch vụ cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng và triển khai HĐĐT từng lần bán hàng đối với cơ sở kinh doanh xăng dầu.

2. Báo Đầu tư (26/1) có bài “Sẽ ứng dụng công nghệ để quản lý thuế thương mại điện tử” thông tin: Năm 2024 ngoài việc tập trung thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp là chủ sàn kinh doanh TMĐT, đơn vị vận chuyển, trung gian thanh toán để nắm bắt thông tin về cá nhân, tổ chức có kinh doanh TMĐT, ngành Thuế sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và các văn bản có liên quan nhằm tăng cường trách nhiệm trong việc kê khai, nộp thuế và cung cấp thông tin cho cơ quan thuế của các chủ thể có liên quan đến hoạt động kinh doanh TMĐT. Đặc biệt trong năm 2024, cơ quan thuế sẽ xây dựng mô hình quản lý rủi ro đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT trên cơ sở áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý dữ liệu lớn, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp có rủi ro về thuế.

II. Vấn đề về quản lý giá

3. Tạp chí Kinh tế Sài Gòn (Số 4-2024) có bài “Áp lực lạm phát 2024 – cầu kéo, chi phí đẩy hay vì mở rộng cung tiền?” cho biết: Chỉ số CPI bình quân năm 2023 chỉ tăng 3,25% so với năm 2022; lạm phát cơ bản tăng 4,16%, đều thấp hơn mục tiêu 4,5% QH đặt ra. Từ kết quả kiểm soát lạm phát thành công trong những năm qua và năm 2023, hầu hết các chuyên gia kinh tế đều nhận định rằng lạm phát trong năm 2024 sẽ tiếp tục thấp hơn mục tiêu đề ra, được đặt trong khoảng 4-4,5%. Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, việc điều hành lạm phát trong năm 2024 còn thuận lợn hơn, dựa trên bối cảnh nền kinh tế trong thời gian tới.

4. Pháp luật Việt Nam (26/1) có bài “Bất cập sau 6 năm chuyển đổi từ thủy lợi phí sang cơ chế giá” cho biết: Sau gần 6 năm thực hiện chuyển đổi từ cơ chế thủy lợi phí sang cơ chế giá theo Nghị định 96/2018/NĐ-CP, nhiều bất cập phát sinh đòi hỏi việc sửa đổi Nghị định này càng trở nên cấp thiết, nhất là khi Luật Giá 2023 bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2024…

Tại Hội thảo tham vấn chính sách về giá dịch vụ thủy lợi (DVTL), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, Nghị định (NĐ) thay thế NĐ 96 cần phản ánh cụ thể, đúng, đủ các thành phần chi phí với các quy định, hướng dẫn như: Cách xác định từng khoản mục chi phí trong giá sản phẩm DVTL để các đơn vị xây dựng và thẩm định giá có thể thực hiện; quy định cụ thể về việc quy đổi sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi (nếu áp dụng) để xác định giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trong trường hợp đặt hàng; quy định cụ thể các trường hợp sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi không thuộc đối tượng hỗ trợ; quy định cụ thể các trường hợp đấu thầu, giao nhiệm vụ, hợp tác công tư; trình tự ban hành giá sản phẩm DVTL; cách xác định giá sản phẩm thủy lợi trong trường hợp tương tự (nếu áp dụng); cơ chế cấp bù kèm theo lộ trình hướng đến việc thu đủ bù chi trong vòng 15 năm tới.

5. Báo Thanh niên (26/1) có tin “Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu dịp Tết Giáp Thìn 2024”; Hà Nội mới (26/1) có tin “Bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu dịp Tết” cho biết: Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện số 09/CĐ-TTg ngày 24/1 về việc đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 và thời gian tới. Trong đó, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu theo đúng quy định, phù hợp tình hình thị trường và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân.

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu, vi phạm các quy định về kinh doanh xăng dầu, quy định về hóa đơn điện tử,…

6. Báo Lao Động (26/1) có bài “Doanh nghiệp mong muốn giá xăng dầu vận hành theo thị trường” cho biết: Gần 2 tháng sau khi ban hành Nghị định 80/2023/NĐ-CP về quản lý xăng, dầu, Bộ Công Thương có văn bản đề nghị các Sở Công Thương địa phương góp ý để xây dựng Nghị định mới.

Một số chuyên gia cho rằng, khi xây dựng Nghị định mới cần giảm bớt các khâu trung gian trong hệ thống kinh doanh, làm rõ phương thức giao dịch xăng dầu. Đồng thời, nên để DN được định giá bán lẻ, thị trường quyết định cung cầu…

Liên quan đến Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, có ý kiến cho rằng, không cần thiết duy trì Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vì hiện nhà nước đã có công cụ chính là điều tiết thuế, phí trong giá nhập khẩu xăng dầu.

Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Công ty Xăng dầu Âu Hải Phát (Lâm Đồng), việc Quỹ Bình ổn giá xăng dầu bị thả nổi trong thời gian qua đã dẫn đến những hệ lụy và bất cập khi giao quyền quản lý tài khoản quỹ về cho DN đầu mối. Cơ quan quản lý cần chuyển Quỹ Bình ổn giá xăng dầu thành xăng dầu dự trữ và trích xả lượng xăng dầu phù hợp với các văn bản điều hành trích xả quỹ để ổn định nguồn cung.

7. Tạp chí Kinh tế Sài Gòn (25/1) có bài “Quản lý giá thuốc: Làm thế nào để hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và người dân?” thông tin: Ngày 19/6/2023, Quốc hội đã thông qua Luật Giá 2023, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Trong lĩnh vực y tế, luật này đề cập đến việc kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, bao gồm thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Như vậy, quy định với việc kê khai giá đối với toàn bộ thuốc như hiện nay của Luật Dược sẽ không còn hiệu lực áp dụng.

Trong khi đó, để Chính phủ có thể ban hành danh mục này, đòi hỏi phải có sự đề xuất và phối hợp giữa Bộ quản lý chuyên ngành và Bộ Tài chính trong việc trình Chính phủ ban hành, điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải kê khai giá. Theo đó, Bộ Y tế cần có trách nhiệm đề xuất và phối hợp với Bộ Tài chính để xây dựng danh mục các loại thuốc thiết yếu cần phải kê khai giá.

III. Vấn đề về trái phiếu doanh nghiệp

8. Tạp chí Kinh tế Sài Gòn (Số 4-2024) có bài “Trái phiếu doanh nghiệp – động lực nào cho năm 2024” cho biết: Sự sôi động trở lại của kênh phát hành thị trường TPDN trong tháng cuối năm 2023 được xem là tín hiệu cho thấy kênh đầu tư này có thể khởi sắc hơn trong năm 2024 này. Có ba động lực chính có thể hỗ trợ cho thị trường TPDN trong năm 2024. Đầu tiên là mặt bằng lãi suất liên tục giảm trong thời gian qua có thể kích thích nhu cầu đầu tư TPDN quay trở lại.

Lãi suất về mức thấp hơn cũng giúp doanh nghiệp phát hành trái phiếu mới với chi phí dễ chịu hơn, do đó các doanh nghiệp có thể tăng cường phát hành để tài trợ cho các trái phiếu khi đáo hạn, thậm chí tăng cường mua lại trước hạn các trái phiếu đã phát hành trong giai đoạn lãi suất cao trước đây. Trong năm 2023, tổng giá trị trái phiếu phát hành đã được mua lại trước hạn lên đến hơn 236.000 tỷ đồng, tương đương 75,3% giá trị phát hành. Lượng TPDN đến hạn thanh toán trong năm 2024 ước tính lên đến hơn 277.000 tỷ đồng, đây chính là động lực thứ 2 kích thích kênh TPDN phát triển tích cực hơn.

Động lực thứ ba đến từ chính các ngân hàng, với nguồn vốn vẫn dồi dào, chi phí vốn đầu vào rớt về mức thấp trở lại, định hướng tăng trưởng tín dụng toàn ngành trong năm nay lên đến 15% và hạn mức tăng trưởng tín dụng đã được phân bổ đến từng ngân hàng ngay từ đầu năm 2024, các ngân hàng vừa có nguồn lực lại vừa có động lực để đẩy mạnh phát triển tín dụng trong năm 2024, trong đó có TPDN luôn là một trong những kênh hấp thụ vốn lớn của hệ thống ngân hàng.

9. Báo Đầu tư (26/1) có bài “Trái phiếu doanh nghiệp lặng sóng đầu năm” cho biết: Thị trường TPDN được dự báo lặng sóng ít nhất đến hết quý I/2024, khi các điều kiện phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp khó khăn hơn. Cho đến nay, Bộ Tài chính chưa có thông tin về việc có gia hạn hay không Nghị định số 08/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp.HCM kiến nghị, Chính phủ gia hạn quy định áp dụng việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân tại Nghị định số 08/2023/NĐ-CP thêm 12 tháng (tức kéo dài đến hết năm 2024), nhằm từng bước hoàn thiện thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiệm cận các chuẩn mực quốc tế.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia ủng hộ quan điểm siết lại cơ sở nhà đầu tư cá nhân, đồng thời với việc mở ra cơ chế thu hút nhà đầu tư tổ chức tham gia nhiều hơn thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

IV. Vấn đề về bảo hiểm

12. Tạp chí Kinh tế Sài Gòn (Số 4-2024) có bài “Điều khoản loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: Con dao hai lưỡi?” cho biết: Điều khoản loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giúp công ty bảo hiểm giải thoát khỏi nghĩa vụ bồi thường khi người được bảo hiểm tử vong trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, nếu áp dụng không hợp lý, công ty bảo hiểm sẽ đánh mất niềm tin của khách hàng và gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và tuy tín của công ty.

V. Vấn đề về chế độ kế toán, kiểm toán

11. Công Thương (25/1) có tin “VCCI góp ý Thông tư của Bộ Tài chính về cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên” cho biết: VCCI đã có văn bản góp ý cho Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 150/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên. Để đảm bảo tinh thần tinh giản thủ tục hành chính, VCCI đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC của thủ tục chấp thuận cơ sở đào tạo và doanh nghiệp kiểm toán từ 10 ngày làm việc xuống còn 7 ngày làm việc.

VI. Vấn đề về DNNN

12. Vneconomy.vn (24/1) có bài “Bộ Tài chính đề xuất mở cơ chế giúp thoái vốn nhà nước khi công ty con kinh doanh thua lỗ” cho biết: Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động.

Tại dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính đang đề xuất sửa đổi nhiều quy định để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Theo đó, phần lợi nhuận còn lại được chia cổ tức cho cổ đông theo hai phương thức, bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu. Bên cạnh đó, cho phép doanh nghiệp nhà nước có thể thoái vốn tại các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ...

Hữu Nghĩa

Theo Trang tin điện tử Bộ Tài chính

Follow

Văn bản mới

Văn bản mới

Thông báo

Thông báo

Thông báo đấu giá tài sản

01 thg 12 2023 - 14:12:00