Xuất bản thông tin

null Điểm báo ngày 15/02/2024

Điểm báo ngày 15/02/2024

I. Vấn đề nổi bật

1. Báo Điện tử Đài Truyền hình Việt Nam (13/2) có bài “Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chỉ vay khi trả được nợ”; Truyền hình Quốc hội (12/2) có bài “Truyền hình Quốc hội với Bộ trưởng: Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2023 đã tạo đà cho năm 2024”; VOV.vn (15/2) có bài “Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính trong năm 2024”; VNBusiness (14/2) có bài “Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Đột phá về thể chế là con đường ngắn nhất để phát triển nhanh và bền vững”; Lao động (14/2) có bài “Năm 2024 - tập trung tháo gỡ tối đa khó khăn cho người dân, doanh nghiệp”; VnExpress (14/2) có bài “Bộ trưởng Tài chính: 'Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể lên tới 2,5 triệu tỷ”; Bnews - Thông tấn xã Việt Nam (11/2) có bài “Bộ trưởng Hồ Đức Phớc:​ Phát triển thị trường tài chính lành mạnh, gỡ khó khăn cho doanh nghiệp” và một số báo khác đăng tải nội dung trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn về những kết quả nổi bật trong thu NSNN, quản lý nợ công, các giải pháp giúp thị trường tài chính phát triển lành mạnh cũng như tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong năm 2023 và một số định hướng lớn của ngành Tài chính trong năm 2024.

Trả lời phỏng vấn, Bộ trưởng cho biết, năm 2023, nhiệm vụ tài chính - NSNN được triển khai trong bối cảnh nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng nhờ chủ động trong điều hành, khai thác các khoản thu tiềm năng lâu nay chưa thu được đã giúp thu ngân sách 2023 vượt dự toán. Lũy kế thu NSNN đến hết ngày 31/12/2023 ước đạt hơn 1.752.500 tỷ đồng, vượt hơn 8% so với dự toán. Năm 2023, Bộ Tài chính thực hiện phát hành 298,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn bình quân 12,58 năm, lãi suất bình quân 3,21%/năm, đảm bảo nguồn bù đắp bội chi và thanh toán chi trả kịp thời nợ gốc các khoản vay đến hạn của ngân sách trung ương. Đến cuối năm 2023, dư nợ công dự kiến khoảng 37% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 34% GDP, thấp hơn mức trần và ngưỡng cảnh báo được Quốc hội cho phép. Đáng chú ý là chính sách tài khóa hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Tính đến nay, đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 194 nghìn tỷ đồng.

Theo Bộ trưởng, việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2023 đã tạo đà cho năm 2024. Năm 2024, nhiệm vụ hàng đầu của ngành Tài chính là điều hành chính sách tài khoá chủ động, linh hoạt để vừa đảm bảo nguồn thu cho NSNN nhưng vẫn tạo thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội…

II. Vấn đề về quản lý giá

2. Báo Sài gòn Giải phóng (15/2) có tin “Hàng về nhiều, giá ổn định”, Báo Tiền phong (15/2) có bài “Thị trường sau tết: Nguồn cung dồi dào, sức mua yếu”, baophapluat.vn (11/2) có bài “Không có sự biến động về giá trong ngày mùng một, mùng hai Tết”, Báo Thanh tra (11/2) có bài “Giá cả trong những ngày Tết không có biến động bất thường”, Báo Kinh tế và đô thị (11/2) có bài “Giá thực phẩm trên cả nước ổn định dịp đầu năm”, congluan.vn (15/2) có bài “Bộ Tài chính: Giá cả thị trường ngày Tết cơ bản nằm trong kiểm soát”, Báo điện tử Đảng cộng sản (14/2) có bài “Tình hình cung cầu thị trường hàng hoá dịp nghỉ Tết cơ bản bình ổn”, daibieunhandan.vn (15/2) có bài “Không xảy ra thiếu hàng, sốt giá trong những ngày Tết”, Báo điện tử Người lao động (9/2) có bài “Bộ Tài chính: Hàng hoá "không tăng giá bất hợp lý" dịp cận Tết Nguyên đán 2024” và nhiều báo đưa tin, bài cho biết: Theo báo cáo của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), tình hình cung cầu thị trường hàng hoá trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán cơ bản bình ổn, nằm trong kiểm soát, nhất là trong bối cảnh người dân có xu hướng giảm tiêu dùng trong năm nay. Vì vậy, nhìn chung giá cả thị trường Tết tại các địa phương có tăng giảm đan xen, nhưng không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Thị trường tiêu dùng không cao, chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng thiết yếu như nhóm thực phẩm tươi sống thủy hải sản, rau củ quả tươi, hàng ăn và dịch vụ ăn uống, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, dịch vụ trông giữ xe, dịch vụ vận tải hành khách…

Bộ Tài chính dự báo, quý I trùng với thời điểm diễn ra nhiều hoạt động lễ hội cuối năm và Tết Nguyên Giáp Thìn, giá cả thường có biến động tăng theo quy luật vào trước và sau Tết (trong tháng Giêng là tháng lễ hội nên thường giá các hàng hóa, dịch vụ phục vụ ăn uống, vui chơi, đi lại sẽ tăng). Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để có những giải pháp ứng phó phù hợp.

Đặc biệt, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá. Trong đó, đặc biệt chú ý điều hành giá các vật tư quan trọng, mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân, hạn chế gia tăng lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp nhất là ngay từ thời điểm đầu năm trùng với thời điểm lễ, Tết.

III. Vấn đề về thuế

3. Tienphong.vn (13/2) có bài “Tổng cục Thuế đang rà soát quy định ‘đánh đố’ doanh nghiệp vay vốn” cho biết: Tổng cục Thuế cho biết đã phối hợp với 6 cục thuế địa phương tổ chức Hội nghị rà soát dự thảo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (Nghị định số 132).

Ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, sau khi lấy ý kiến bộ ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, Tổng cục Thuế đang tổng hợp ý kiến cơ quan, đơn vị. “Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 132 hướng đến tiệm cận với thực tế hoạt động của doanh nghiệp, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế”, ông Minh cho biết.

Đầu tháng 1/2024, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng gửi kiến nghị tới cơ quan chức năng về vướng mắc của Nghị định 132. Trước đó, doanh nghiệp phản ánh, sau 3 năm thực thi, Nghị định 132 đã bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một trong những nút thắt đang khiến nhiều doanh nghiệp “kêu trời” là quy định khống chế mức trần của tổng chi phí lãi vay/EBITDA ở 30% (điểm a, khoản 3, Điều 16).

4. Báo Nhân dân điện tử (14/2) có bài “Bước chuyển đổi quan trọng của quản lý thuế trong thời đại số hóa” cho biết: Trả lời phỏng vấn Báo Nhân dân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành cho biết, năm 2023 trong bối cảnh công tác thu ngân sách nhà nước vẫn gặp vô vàn khó khăn, sự nỗ lực của toàn ngành, đặc biệt là ngành Thuế đã tiếp tục góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách của ngành Tài chính.

Bước sang năm 2024, nhiệm vụ của toàn ngành Tài chính nói chung, ngành thuế nói riêng là rất nặng nề, đòi hỏi toàn ngành thuế cần tiếp tục nêu cao vai trò, trách nhiệm, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính giao phó. Đặc biệt là công tác “chi Ngân sách Nhà nước” thông qua hoàn thuế. Việc đẩy mạnh giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng vừa phải bảo đảm kịp thời, đúng quy định, hỗ trợ doanh nghiệp quay vòng vốn, phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh nhưng vừa phải kiểm soát chặt chẽ phòng, chống gian lận hoàn thuế gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết thêm, trong những thành công chung về chuyển đổi số của Bộ Tài chính đã được ghi nhận, ngành Thuế được đánh giá là một trong các đơn vị đi đầu trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp các dịch vụ điện tử và các công cụ hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế; phát triển một cách toàn diện, điện tử hóa trong tất cả các khâu nghiệp vụ quản lý thuế. Việc chuyển đổi số trong ngành Thuế đã thực sự mang lại hiệu quả cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế…

5. Anninhthudo.vn (15/2) có bài “Hà Nội công khai hơn 2.200 doanh nghiệp nợ thuế gần 1.000 tỷ đồng” cho biết: Cục Thuế TP Hà Nội mới đây đã thực hiện công khai thông tin người nộp thuế còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đến thời điểm khóa sổ 31/12/2023. Danh sách công bố gồm 2.238 người nộp thuế với số tiền nợ hơn 993 tỷ đồng.

Nhằm đôn đốc thu hồi nợ đọng, cuối năm ngoái, Cục Thuế Hà Nội đã mời 30 đơn vị nợ thuế lớn đến làm việc nhằm tháo gỡ khó khăn, đôn đốc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Theo ông Nguyễn Tiến Trường - Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội, tại buổi làm việc, đại diện các sở, ban ngành, đại diện các đơn vị thuộc Cục Thuế Hà Nội cũng đã trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp để tiếp nhận các vướng mắc và giải đáp ngay các câu hỏi của doanh nghiệp. Sau khi được tháo gỡ về chính sách, các doanh nghiệp tham dự buổi làm việc đã cam kết cùng cơ quan thuế hoàn thành nghĩa vụ thuế còn dang dở.

IV. Vấn đề về hải quan

6. Vov.vn (8/2) có bài “Hải quan đảm bảo xuất nhập khẩu thông suốt trong dịp Tết Nguyên đán 2024” thông tin: Nhằm đảm bảo thông quan hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi, đồng thời giảm ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới đường bộ trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngành Hải quan đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó bố trí cán bộ, công chức tại cửa khẩu biên giới thực hiện thủ tục 24/7 để giải quyết nhanh chóng việc thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp...

Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết, Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, nên để kịp tiến độ giao hàng theo hợp đồng đã ký kết, nhiều doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vẫn hoạt động xuyên dịp nghỉ Tết. Với tinh thần hỗ trợ tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo: toàn ngành đảm bảo thông quan hàng hóa liên tục trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

“Các chi cục tiếp nhận hồ sơ điện tử, chứng từ dưới dạng số để tránh doanh nghiệp phải đến cơ quan hải quan, qua đó có thể giải quyết thủ tục từ xa và thủ tục phi giấy tờ cho doanh nghiệp. Khi thủ tục thông quan xong, doanh nghiệp có thể ra cảng lấy hàng. Tại các cửa khẩu, cảng biển, sân bay, hải quan giải quyết thủ tục 24/7” - ông Tuấn cho biết thêm.

7. Báo điện tử Đảng cộng sản (9/2) có bài “Chuyển đổi số toàn diện - kiến tạo nền Hải quan thông minh” cho biết: Trả lời phỏng vấn Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trước thềm Xuân Giáp Thìn 2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết, năm 2024, dự báo khó khăn, thách thức còn rất lớn, khó lường, là năm toàn ngành Hải quan triển khai cuộc “cách mạng lần thứ 2 về hiện đại hóa” hải quan, khối lượng công việc đặt ra là rất lớn, toàn Ngành cần quán triệt, triển khai đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, giải pháp. Trong đó, cần tiếp tục tạo thuận lợi thương mại tối đa theo chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Luật Hải quan và tập trung hoàn thiện các Nghị định.

Đối với nhiệm vụ thu ngân sách, bám sát các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước để xây dựng các giải pháp thu ngân sách 2024 một cách hiệu quả, nỗ lực thu đạt và vượt chỉ tiêu dự toán được giao của cả năm. Về công tác chống buôn lậu; phòng, chống ma túy, tiếp tục phát huy thành tích đạt được trong năm 2023 để tập trung đấu tranh một cách hiệu quả với các đường dây, ổ nhóm tội phạm với quan điểm “đấu tranh từ sớm, từ xa”…

V. Vấn đề về chứng khoán

8. Báo Lao động (15/2) có bài “Thị trường chứng khoán duy trì sức hút, hàng trăm nghìn tài khoản tiếp tục mở mới” cho biết: Xu hướng mở mới tài khoản chứng khoán vẫn được duy trì tốt ở mức trung bình trên 100.000 tài khoản trong đầu năm 2024. Sức hút của thị trường chứng khoán năm nay được đánh giá sẽ thêm củng cố nhờ nỗ lực nâng hạng và minh bạch thị trường, nhiều sản phẩm mới ra đời, lãi suất ở nền thấp...

Theo dữ liệu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), thị trường chứng khoán đón nhận 125.169 tài khoản mới của nhà đầu tư trong nước trong tháng đầu năm nay, cao gấp 3 lần con số mở mới vào tháng 12/2023. Đây cũng là mức mở mới cao nhất trong 4 tháng trở lại đây. Số lượng tài khoản chứng khoán mới tham gia thị trường tăng vọt sau giai đoạn giảm mạnh bởi hoạt động rà soát dữ liệu nhà đầu tư.

Tính đến ngày 31/1/2024, Việt Nam ghi nhận hơn 7,37 triệu tài khoản của nhà đầu tư trong nước, trong đó 7,35 triệu tài khoản của các cá nhân.

9. Báo Hà Nội mới (15/2) có bài “Hứa hẹn thị trường chứng khoán “bùng nổ”” cho biết: Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ “bùng nổ”. Chỉ số VN-Index có thể chinh phục mốc 1.250 điểm ngay trong quý I/2024”. Theo nhận định của bà Trần Thị Lan Anh - Trưởng phòng Tư vấn, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, với mở màn tăng trưởng trong tháng 1/2024 và bước đầu là phân lớp cổ phiếu ngân hàng đi lên trong nhịp tăng mới này, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 sẽ có sự tăng trưởng tốt, bền vững và quá trình tăng trưởng này còn kéo dài sang năm 2025, năm 2026.

VI. Vấn đề về dự trữ

10. Tienphong.vn (10/2) có bài “Xuất cấp hơn 10.000 tấn gạo để người dân 17 tỉnh thành ăn Tết” cho biết: Tổng cục Dự trữ Nhà nước - Bộ Tài chính cho biết đã giao các cục dự trữ nhà nước khu vực xuất cấp hơn 10.400 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho người dân khó khăn tại 17 địa phương đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Chia sẻ về việc nhận xuất cấp gạo cứu đói cho người dân, đại diện UBND huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) chia sẻ, việc nhận hỗ trợ gạo trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn là sự động viên rất lớn đối với người dân nghèo. Gạo hỗ trợ giúp các gia đình bớt nỗi lo thiếu ăn, đứt bữa, an tâm đón Tết. Huyện Bạch Thông có 214 hộ dân với 546 nhân khẩu thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo nhận gạo.

VII. Vấn đề về trái phiếu doanh nghiệp

11. Người đưa tin (15/2) có bài “Trái phiếu doanh nghiệp 'lặng sóng' đầu năm, triển vọng nào cho năm 2024?”; Diễn đàn doanh nghiệp (15/2) có bài “Trái phiếu bất động sản khó "hạ cánh mềm" năm 2024?” cho biết: Các chuyên gia phân tích nhận định, thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2024 nhiều khả năng sẽ có kịch bản gần giống năm 2023, tức là trầm lắng nửa đầu năm và tăng tốc mạnh hơn trong nửa cuối năm.

Hữu Nghĩa

Theo Trang tin điện tử Bộ Tài chính

Follow

Văn bản mới

Văn bản mới

Thông báo

Thông báo

Thông báo đấu giá tài sản

01 thg 12 2023 - 14:12:00