Xuất bản thông tin

null Điểm báo ngày 14/03/2023

Trang chủ Điểm báo ngành

Điểm báo ngày 14/03/2023

I. Vấn đề về bảo hiểm

1. Báo Tiền phong (143) có bài “Phía sau việc bán bảo hiểm nhân thọ - bài 2: Thu nhập và danh xưng “nghề nhân văn” cho biết: Câu cửa miệng của tư vấn viên bảo hiểm “mang đến giá trị bảo vệ” cho mọi người trước rủi ro không lường trước. Tuy nhiên, hầu hết chương trình đào tạo tư vấn viên mới đều nhắc tới khoản thu nhập cao từ nghề bảo hiểm.

Hoa hồng trả cho đại lý bảo hiểm được Bộ Tài chính quy định chi tiết với từng sản phẩm. trong đó, mức tối đa không quá 40%. Tuy nhiên, để thu hút khách hàng, mỗi công ty bảo hiểm có hàng loạt chương trình thưởng để thu hút nhân viên. Điều này khiến tổng thu nhập của đại lý bảo hiểm đôi khi lên tới 60-70% phí bảo hiểm mà khách hàng nộp vào công ty. Công ty bảo hiểm cũng quy định, thông tin như lương, hoa hồng, tiền thưởng, hồ sơ tuyển dụng, trang trình bày nội bộ là một trong những bí mật, đại lý không được đăng tải lên mạng xã hội. Theo chia sẻ của tư vấn viên bảo hiểm nhiều năm, đôi khi sức ép từ quản lý cấp trên khiến một số tư vấn viên bảo hiểm bỏ qua đạo đức nghề nghiệp, kê khai thông tin không trung thực, thậm chí tư vấn lập lờ để biến tiền tiết kiệm chuyển thành mua bảo hiểm nhân thọ.

II. Vấn đề về quản lý nợ

2. Báo Tuổi trẻ (14/3) có bài “Cao tốc Bến Lức-Long Thành: Có vốn đường sẽ thông!” cho biết: Ngay sau loạt bài Tuổi trẻ phản ánh, ngày 13/3, Đoàn công tác do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Trưởng đoàn đã đến thực địa tại cao tốc Bến Lức – Long Thành trên tinh thần phải làm nhanh, có giải pháp cụ thể để đưa đường nối Đông – Tây Nam Bộ liền một mạch.

Nói về vướng mắc của dự án, ông Phạm Hồng Quang – Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho hay, chủ đầu tư, Bộ GTVT, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã đề xuất dùng 5.116 tỷ đồng từ nguồn thu phí nhàn rỗi chưa đến kỳ trả nợ các khoản vay, vốn hợp pháp của VEC để hoàn thành các hạng mục còn lại. Đây là giải pháp cấp bách để các gói thầu khởi động, sớm hoàn thành dự án như đã đề ra. Đề xuất này được các Bộ, ngành cho là rất cần thiết và ủng hộ, tuy nhiên, riêng Bộ Tài chính nói không phù hợp.

Lý do, theo Bộ Tài chính, nguồn thu phí do VEC quản lý (là dòng tiền tạm thời nhàn rỗi khi VEC chưa trả nợ vay cho Nhà nước) thuộc sở hữu của Nhà nước, không phải là nguồn vốn chủ sở hữu của VEC. Do đó, việc VEC tự bố trí từ nguồn vốn thu phí nhàn rỗi chưa đến kỳ trả nợ để bố trí vốn đối ứng cho dự án là không phù hợp.

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, tiền nhà rỗi của VEC thì đang gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Trong khi công trình quan trọng lại trì trệ nhiều năm, không có tiền làm. Tiền nào chẳng là tiền của nhà nước. Dự án chậm quá rồi. Bây giờ, việc nào của Chính phủ, Chính phủ sẽ lo, còn việc của Bộ, ngành cũng phải đẩy nhanh tiến độ, không bàn đi bàn lại.

Cũng đề cập đến dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, bài viết “Càng ôm nguyên tắc càng gây hệ luỵ” đăng trên Tuổi trẻ (14/3) cho rằng: Bộ Tài chính không đồng tình với giải pháp của VEC là dùng nguồn thu phí do VEC quản lý để tự cân đối vốn để tiếp tục thi công là không sai. Bộ Tài chính nắm tay hòm chìa khoá quốc gia, phải cầm cương kỷ luật tài chính. Tiền nào khoản ấy, không có chuyện tiền cho khoản này chi cho khoản khác. Đã là tiền ngân sách thì không thể để doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp được giao làm nhiệm vụ đặc biệt làm đường cao tốc như VEC có thể đem ra xử lý tình huống dù khơi thông nguồn vốn cho tuyến cao tốc. Khuôn thước ấy phải tuân thủ nhưng cần triệt để ngay từ đầu, tức các thủ tục liên quan đến vốn cho tuyến cao tốc này phải đầu xuôi đuôi lọt. Đằng này, khi vừa tiển khai đã gián đoạn nên không thể bố trí vốn. Từ vướng một chỗ đổ ra trăm chỗ. Lúc này, không thể khư khư với nguyên tắc kỷ luật ngân sách mà tập trung gỡ. Bởi đây là làm ăn kinh tế (với các nhà thầu), là quan hệ quốc tế (vay vốn nước ngoài), là đền bù cho người dân, là dự án đúng tiến độ…Một thực tế đáng sợ đó buộc chúng ta phải làm gì để ngăn phát sinh thêm hậu quả…

III. Vấn đề về thuế, phí, lệ phí

3. Báo Đại đoàn kết (14/3) có tin “Điểm mới khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân” cho biết: Theo Tổng cục Thuế, thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2022 đối với hồ sơ của tổ chức chậm nhất là ngày 31/3/2023; đối với hồ sơ của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế chậm nhất là ngày 30/4/2023.

Tổ chức, cá nhân trả tiền lương, tiền công sẽ thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân có ủy quyền mà không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không. Đối với việc ủy quyền quyết toán thuế TNCN, người lao động lý hợp đồng từ 3 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm thực hiện quyết toán thuế. Trường hợp này áp dụng cho cả đối tượng có thu nhập vãng lai không quá 10 triệu đồng ở nơi khác và đã được khấu trừ 10% thuế TNCN nếu không có yêu cầu quyết toán với phần thu nhập này.

4. Báo Hà Nội mới (14/3) có tin “Đồng hành cùng người nộp thuế quyết toán năm 2022”; Báo Nhân dân (14/3) có bài “Đồng hành cùng người nộp thuế”  cho biết: Theo Cục Thuế Hà Nội, dự kiến số lượng hồ sơ quyết toán thuế năm 2022 của DN, tổ chức, cá nhân là hơn 300.000 hồ sơ; trong đó có 210.000 hồ sơ quyết toán thuế của cá nhân nộp theo phương thức điện tử đạt trên 90%. Để đạt mục tiêu đó, đơn vị đang tập trung hỗ trợ người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế TNDN, TNCN.

Hằng năm, Cục Thuế Hà Nội đều tổ chức “Tháng đồng hành cùng người nộp thuế” nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong thực thi chính sách, trọng tâm là việc thực hiện quyết toán thuế TNDN và quyết toán thuế TNCN.

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng đánh giá: “Sự tương tác này đã hỗ trợ thêm cho người nộp thuế hiểu đúng các vấn đề trong thực hiện các chính sách, pháp luật. Công tác đối thoại trực tiếp đã giúp cho doanh nghiệp, người nộp thuế cởi mở hơn với cơ quan thuế, tạo điều kiện cho hai bên cùng thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật”.

5. Báo Lao động (14/3) có bài “Nhanh chóng có cơ chế trước hạn thuế tối thiểu toàn cầu” cho biết: Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 31 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2. Trong đó yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan khẩn trương hoàn tất việc nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo tổng thể về cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, cần nghiên cứu kỹ các quy tắc và hướng dẫn của tổ chức các nước phát triển (OECD), xem xét xây dựng và ban hành quy định chính sách thuế tối thiểu nội địa đạt tiêu chuẩn như là một cơ chế phản ứng nhanh để bảo vệ quyền đánh thuế thay vì nhường quyền đánh thuế cho các quốc gia khác. Việt Nam cần rà soát và thay đổi chính sách thu hút FDI theo hướng tập trung vào nâng cao năng lực cạnh tranh từ các yếu tố như cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ đào tạo lao động có kỹ năng, cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống các doanh nghiệp vệ tinh, phụ trợ…

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, thuế tối thiểu toàn cầu cũng mang lại một số thuận lợi, cơ hội cho Việt Nam, cơ hội khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ là tăng thu cho ngân sách nhà nước.

6. VTCnews (14/3) có tin “Hải Phòng: Bắt Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện Cát Hải về hành vi nhận hối lộ”; Laodong online (13/3) có tin “Bắt giữ Chi cục trưởng Thuế huyện Cát Hải” và một số báo khác cho biết: Tối 13/3, Công an tỉnh Quảng Ninh đã khám xét nhà riêng, bắt giữ ông Nguyễn Đình Đương, Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện Cát Hải (TP Hải Phòng) để điều tra hành vi nhận hối lộ. Ông Nguyễn Đình Đương được xác định liên quan đến vụ án hình sự "Mua bán trái phép hoá đơn chứng từ thu nộp NSNN" do Công an tỉnh Quảng Ninh đang điều tra.

Đại diện Cục Thuế TP Hải Phòng xác nhận tối 13/3, đơn vị nhận được thông tin ông Nguyễn Đình Đương bị Công an tỉnh Quảng Ninh bắt giữ.

Trước khi giữ chức Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Cát Hải vào tháng 7/2021, ông Đương từng giữ chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Ngô Quyền – Hải An, Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Báo Lao động thông tin thêm: Cùng ngày 13/3, Công an tỉnh Quảng Ninh cũng bắt giữ một cán bộ thuế thuộc Chi cục Thuế huyện Cát Hải (Hải Phòng).

Trước đó, báo Lao động đã đưa tin, liên quan đến vụ án Trương Xuân Đước và đồng bọn có hành vi trốn thuế, thành lập công ty ma để mua bán hóa đơn trái phép, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố, bắt giam ông Đỗ Hữu Ca – nguyên Giám đốc Công an TP Hải Phòng để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ông Ca bị điều tra về việc nhận tiền để “chạy” cho Trương Xuân Đước, dù biết đây là hành vi vi phạm pháp luật nhưng vẫn không chủ động thông báo với cơ quan chức năng.

IV. Vấn đề về quản lý giá

7. Báo Vnexpress (13/3) có tin “Giá xăng, dầu đồng loạt tăng”, VTV.vn (13/3) đưa tin “Giá xăng, dầu đồng loạt tăng”,  báo Lao động (14/3) có tin “Giá xăng dầu đồng loạt tăng”, báo Thanh niên (14/3) có tin “Xăng dầu đồng loạt tăng giá”, báo Pháp luật Việt Nam (14/3) có tin “Giá xăng dầu đồng loạt tăng”, báo Công an nhân dân (14/3) có tin “Giá xăng dầu tăng cao hơn dự báo” cho biết: Ngày 13/3, Liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều chỉnh giá xăng. Trong kỳ điều chỉnh lần này, giá xăng đồng loạt tăng. Giá xăng RON 95-III tăng lên mức 23.810 đồng/lít (tăng 490 đồng), xăng E5 RON 92 là 22.800 đồng/lít (tăng 380 đồng).

Giá các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng. Cụ thể, dầu diesel là 20.500 đồng/lít, tăng 250 đồng. Dầu hỏa có mức giá mới là 20.710 đồng/lít, tăng 240 đồng, dầu mazut tăng 720 đồng/kg, có giá mới là 15.270 đồng/kg. Trong kỳ điều chỉnh lần này, cơ quan điều hành đã quyết định trích lập Quỹ bình ổn 300 đồng với các loại xăng, dầu, riêng dầu mazut không trích lập cũng không chi sử dụng quỹ.

V. Vấn đề về hành chính sự nghiệp

8. Quốc hội.vn (13/3) có tin “Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Giám sát thực chất, hiệu quả, nhận diện đầy đủ vấn đề để ban hành Nghị quyết của Quốc hội vừa có lý, có tình”, báo Sài Gòn giải phóng (14/3) có tin “Thiếu quy định, người có công dễ biến thành người có tội” cho biết: Ngày 13/3, Đoàn giám sát của Quốc hội do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với một số Bộ, ngành về huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Tại buổi làm việc, Bộ Tài chính kiến nghị Quốc hội, UBTVQH tiếp tục cho phép chuyển nguồn nguồn số kinh phí đã phân bổ cho công tác phòng, chống dịch của NSNN sang các năm tiếp theo như Chính phủ đã báo cáo tại Báo cáo số 353/BC-CP ngày 28/9/2022 để thực hiện đến khi công bố hết dịch.

Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính kiến nghị tiếp tục chỉ đạo rà soát, đánh giá các chính sách, văn bản, tổng kết 03 năm công tác phòng, chống dịch để tiếp tục duy trì các chính sách còn phù hợp, bãi bỏ các chính sách không còn phù hợp, ban hành theo thẩm quyền các chính sách cần thiết để đáp ứng yêu cầu của phòng, chống dịch tình hình mới...

Đối với các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính kiến nghị đẩy mạnh thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Có giải pháp bảo đảm nguồn lực lao động phục vụ phục hồi sản xuất, kinh doanh. Tập trung rà soát, quyết toán các khoản NSNN đã chi cho công tác phòng, chống COVID-19 theo quy định…

VI. Vấn đề về chứng khoán

9. Báo Người lao động (14/3) có bài “Thị trường chứng khoán: Minh bạch để tạo niềm tin” cho biết: Việc chỉ số chứng khoán vẫn loay hoay ở mốc 1.000 điểm trong nhiều năm phần nào đã phản ánh sức khỏe của doanh nghiệp chưa thật sự mạnh.

Hữu Nghĩa

Theo Trang tin điện tử Bộ Tài chính

Follow

Văn bản mới

Văn bản mới

Thông báo

Thông báo

Thông báo đấu giá tài sản

01 thg 12 2023 - 14:12:00