Xuất bản thông tin

null Điểm báo ngày 21/01/2021

Tuyên truyền Điểm báo ngành

Điểm báo ngày 21/01/2021

      I. Vấn đề nổi bật

Stt

Nội dung

Kiến nghị, đề xuất

1

Báo Pháp luật Việt Nam (21/1) có bài “Hà Tĩnh: Câu kết công ty nước ngoài chiếm đoạt 34 tỷ đồng tiền hoàn thuế” cho biết: Ngày 18-19/1, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên sơ thẩm xét xử Hoàng Thị Hậu (50 tuổi, HKTT huyện Hương Sơn) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Mua bán trái phép hóa đơn. Ba đồng phạm của Hậu gồm Trần Thị Sâm (33 tuổi, HKTT Vinh, Nghệ An) bị truy tố tội Mua bán trái phép hóa đơn; Lê Khánh Hào (46 tuổi); Dương Thị Mai Hoa (35 tuổi, cùng HKTT huyện Hương Sơn), tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cáo trạng xác định quá trình kiểm tra hàng hóa thông quan, các cán bộ hải quan và đoàn kiểm tra của Cục Thuế Hà Tĩnh không phát hiện được thủ đoạn của Hậu và đồng phạm nên đồng ý xét duyệt cho hoàn thuế.

Từ tháng 7/2013 đến tháng 5/2015, Hậu sử dụng 498 tờ khai xuất khẩu hàng hóa sang Lào qua các cửa khẩu trên và mua trái phép 432 hóa đơn giá trị gia tăng để lập khống 9 bộ hồ sơ hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ đồng, đề nghị Cục Thuế Hà Tĩnh hoàn thuế giá trị gia tăng, chiếm đoạt hơn 34 tỷ đồng.

Hàng chục cán bộ hải quan thuộc các Chi cục Hải quan Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị được tòa triệu tập đều khai quá trình tiếp nhận và kiểm tra hàng chục bộ hồ sơ của Cty Hào Hùng thấy phù hợp với quy định của pháp luật. Hàng hóa chủ yếu là vật liệu xây dựng, thuộc diện phân luồng đỏ.

"Chúng tôi thực hiện đầy đủ theo quy trình, đúng chức trách và nhiệm vụ của công chức hải quan", ông Nguyễn Anh Hùng, cán bộ Cục Hải quan Hà Tĩnh nói.

Đại diện Cục Thuế Hà Tĩnh nói "không sai phạm". Quá trình kiểm tra, đối chiếu hồ sơ của Cty Hào Hùng thấy "không có nghi ngờ" gì nên cho hoàn thuế.

Đại diện VKSND Hà Tĩnh cho rằng sai phạm của 4 bị cáo Hậu, Hào, Hoa và Sâm là thấy rõ, cần xử nghiêm răn đe. Về mặt quản lý nhà nước, cơ quan điều tra đã hai lần gửi văn bản ra Bộ Tài chính đề nghị làm rõ xem "trách nhiệm của cán bộ thuế Hà Tĩnh trong trường hợp này là đúng hay chưa", song chưa nhận được phúc đáp. Đối với những người liên quan khác, cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, khi xác định được sai phạm sẽ tách riêng xử lý sau.

Về nội dung báo nêu, đề nghị Tổng cục Thuế báo cáo Lãnh đạo Bộ.

II. Vấn đề về thuế

2. Báo Dân trí (21/1) có bài “Kế toán trưởng Nhật Cường "phù phép" giúp ông chủ trốn thuế như thế nào?” cho biết: Theo Kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03), Bùi Quang Huy, Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường đã lập 2 hệ thống sổ sách kế toán để ghi chép số liệu hoạt động kinh doanh của Công ty Nhật Cường; trong đó có 1 hệ thống chỉ theo dõi nội bộ, không kê khai với cơ quan nhà nước.

Để che giấu hành vi trốn thuế của mình, Bùi Quang Huy đã chỉ đạo Nguyễn Thị Bích Hằng, Kế toán trưởng Công ty Nhật Cường và Nguyễn Bảo Ngọc, Giám đốc tài chính ghi chép số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty Nhật Cường tại 2 hệ thống sổ sách trên phần mềm ERP và MISA. Trong đó, có nhiều số liệu về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, chi phí, tiền đầu tư cho các công ty con do Bùi Quang Huy thành lập... chỉ được ghi chép trên phần mềm ERP để theo dõi nội bộ, không ghi chép trên phần mềm MISA để đưa vào các báo cáo thuế, báo cáo tài chính, kê khai với cơ quan quản lý Nhà nước.

Cơ quan điều tra xác định, hành vi trên của Huy và đồng phạm, chỉ tính tiền phần nghĩa vụ nộp thuế trong các hoạt động kinh doanh đã gây hậu quả nghiêm trọng thiệt hại tài sản nhà nước là gần 30 tỷ đồng (theo kết quả giám định).

3. Báo Dân trí (21/1) có bài “Phó Thủ tướng: Ngăn chặn hành vi chuyển giá, trốn lậu thuế!” cho biết: Trong năm 2020, mặc dù bối cảnh, tình hình đất nước và toàn cầu đặc biệt khó khăn, thu ngân sách nhà nước (NSNN) của ngành Thuế ước đạt trên 1.275 triệu tỷ đồng, vượt 1,7% so với dự toán (tương ứng mức vượt gần 21.000 tỷ đồng), vượt trên 172.000 tỷ đồng so với số ước thu đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 1.

Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, ngành thuế cần tích cực triển khai các nhiệm vụ nhằm hoàn thành xây dựng chiến lược cải cách thuế cho giai đoạn 2021-2030. Đồng thời, yêu cầu ngành thuế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, tập trung thanh tra hoạt động chuyển giá, thương mại điện tử… tiến tới thanh tra, kiểm tra điện tử; đẩy mạnh công tác kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử; quản lý chặt chẽ việc xác định giá tính thuế; phát hiện và ngăn chặn các hành vi chuyển giá, trốn lậu thuế; tăng cường quản lý hoạt động của khu vực kinh tế phi chính thức.

4. Báo Đại đoàn kết (21/1) đưa tin “Hà Nội thu 123 tỷ đồng tiền thuế từ hoạt động thương mại điện tử” cho biết: Thông tin từ Cục Thuế Hà Nội, tổng số thu năm 2019 và năm 2020 đối với các cá nhân có thu nhập từ hoạt động thương mại điện tử (Google, Facebook, Youtube) là 148 tỷ đồng. Trong đó, năm 2019 là 25 tỷ đồng, năm 2020 là 123 tỷ đồng (tăng 492% so với năm 2019). Đáng chú ý, có 3 cá nhân nộp thuế trên 7 tỷ đồng (cao nhất 23 tỷ đồng) với doanh thu tương ứng với số thuế đã nộp là hơn 100 tỷ đồng.

III. Vấn đề về hải quan

5. Báo Người lao động (21/1) có bài “Doanh nghiệp bớt khổ với kiểm tra chuyên ngành” cho biết: Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu". Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho rằng đây là bước cải cách mạnh mẽ về KTCN, giúp cắt giảm đầu mối DN phải thực hiện thủ tục hành chính so với trước đây rất nhiều. Theo ông Cẩn, cơ quan hải quan của Trung Quốc đã triển khai việc này từ nhiều năm qua và cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc quản lý hàng hóa nhập khẩu. Trong khi đó ở Việt Nam, việc có nhiều đầu mối KTCN, chồng chéo khiến tính hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng hàng nhập khẩu chưa được như kỳ vọng. Với việc hải quan là đầu mối KTCN hàng nhập khẩu tại cửa khẩu, ông Nguyễn Văn Cẩn cho biết không phải lô hàng nào cũng kiểm tra như hiện hành.

Để thực hiện cải cách KTCN theo mục tiêu của đề án, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, các bộ, ngành liên quan mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tiến hành hoạt động thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa. Tuy nhiên, TS - chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng hải quan chỉ nên là cơ quan đầu mối, không nên làm tất cả các việc về đánh giá chất lượng, kiểm định, giám định. Thay vào đó, cần phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành để tránh trường hợp khi hàng hóa được thông quan vào nội địa lại xảy ra sự cố.

6. Báo Công an nhân dân (21/1) có tin “Sẽ thanh lý hơn 3.000 container vô chủ” đại diện Tổng cục Hải quan cho biết sắp tới có thể sẽ thanh lý hơn 3.000 container hàng hóa vi phạm, hàng vô chủ tại các cảng biển Hải Phòng, TP.HCM để giải quyết nhu cầu container đang tăng cao trên thị trường của các DN. Hiện mức giá thuê container đã tăng gấp từ 6-10 lần trong 3 tháng trở lại đây do nhiều container hàng xuất đi nhưng chậm quay đầu hoặc do hàng xuất khẩu năm 2020 và đầu năm 2021 tăng đột biến, trong đó chủ yếu là khẩu trang, may mặc, hàng rau quả và thực phẩm.

IV. Vấn đề về DNNN

7. Diễn đàn doanh nghiệp (20/1) có bài “Khó “bung” cổ phần hóa, thoái vốn” phản ánh: Năm 2020, hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn DNNN tiếp tục có sự “ùn ứ”. Những thương vụ lớn vốn được trông đợi nhưng đã phải có phương án cụ thể hơn trong năm 2021, cung hàng loạt thương vụ bàn lùi sang 2021-2025, trong đó phải kể đến Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Máy Điện lực và Nông nghiệp Việt Nam…

Theo ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, chuyên gia tài chính, năm 2021 có một số yếu tố dự kiến tạo lực cho chứng khoán tăng trưởng, song “dung môi” cổ phần hóa, thoái vốn DNNN cũng chưa đủ. Đó là dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chủ yếu của các nhà đầu tư cá nhân. Các đối tượng này thường ít quan tâm đến đấu giá cổ phần lô lớn từ DNNN. Bên cạnh đó, yếu tố thăng hạng thị trường cũng chưa chắc chắn. Trong khi đó, mức độ chủ động thông tin của các DNNN chưa đủ dày và hoàn toàn cởi mở, khiến nhà đầu tư khó có cơ hội tiếp cận các “hàng hiệu này”.

V. Vấn đề về chứng khoán

8. Báo Tuổi trẻ online (20/1) có tin “Chứng khoán Việt sau phiên giảm lịch sử, hệ thống lại 'chập chờn'” cho biết: Mở cửa phiên 20-1, nhiều nhà đầu tư phản ánh tiếp tục khó khăn khi đặt lệnh mua bán cổ phiếu, không thể đặt lệnh mua bán chính xác do lỗi hiển thị giá giao dịch. Sau phiên giảm gần nhất, chứng khoán Việt có mức định giá thấp bậc nhất thế giới.

Hữu Nghĩa

Theo Trang tin điện tử Bộ Tài chính

Follow

Văn bản mới

Văn bản mới

Thông báo

Thông báo

Thông báo đấu giá tài sản

01 thg 12 2023 - 14:12:00