Xuất bản thông tin

null Điểm báo ngày 02/02/2021

Điểm báo ngày 02/02/2021

I. Vấn đề nổi bật

Stt

Nội dung

Kiến nghị, đề xuất

1

Vấn đề về Đại hội Đảng XIII

Hai ngày (1/2 và 2/2) hầu hết các báo như VTV, VOV, Nhân dân, TTX, Tiền Phong, Tuổi trẻ, Thanh niên, Pháp Luật Việt Nam, Chinhphu.vn, Vnexpress, Vietnamnet… đồng loạt đưa tin đậm nét về thành công tốt đẹp của Đại hội Đảng XIII. Các báo cũng dành nhiều sự quan tâm đến đến 10 đồng chí lần đầu vào Bộ Chính trị, trong đó có Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng.

Về số lượng Ủy viên Bộ Chính trị, nếu như khóa XII bầu 19 người, thì khóa XIII chỉ có 18 người. Trong 18 Ủy viên Bộ Chính trị được bầu, có 8 trường hợp tái đắc cử và 10 người tham gia lần đầu. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là hai “trường hợp đặc biệt” tái đắc cử.

Một điểm đáng chú ý nữa là lần này, ở khối Chính phủ có 5 người vào Bộ Chính trị là: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.

            II. Vấn đề về hải quan

2. Báo Tiền phong (2/2) có bài “Chiêu tuồn Iphone lậu vào Việt Nam” cho biết: Theo Cục Điều tra Chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), thủ đoạn buôn lậu điện thoại của tội phạm ngày càng phức tạp, tinh vi. Tại địa bàn sân bay Nội Bài, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc, Cục Điều tra chống buôn lậu đã bắt giữ nhiều vụ buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, trong đó có mặt hàng điện thoại. Tại địa bàn sân bay Tân Sơn Nhất, thủ đoạn được cơ quan chức năng chỉ ra là các đối tượng lợi dụng thường là cố tình khai báo tên hàng trên vận đơn gốc và tờ khai hải quan một cách chung chung theo nhóm như nhóm hàng bách hoá, nhóm hàng thiết bị dùng trong viễn thông…không khai chi tiết cụ thể về số lượng, chủng loại hàng hoá hoặc khai báo sai tên hàng với hàng cấm và đổi hoá đơn thứ cấp sang hàng khác.

Đối với hàng quá cảnh qua đường hàn không, các đối tượng dùng thủ đoạn vận chuyển bằng xe tải. Đáng chú ý những xe tải thường được sử dụng là loại có cửa phụ, được các đối tượng cố tình chế lại bản lề cửa thùng xe như đảo chiều ốc bản lề, tháo dỡ cửa xe nhằm tráo đổi, đánh tháo hàng hoá mà vẫn đảm bảo nguyên seal hải quan. Đối với hàng hoá nhập khẩu qua đường hàng không, các đối tượng dùng thủ đoạn vận chuyển hàng hoá lòng vòng, quá cảnh qua nhiều nước, nhiều tuyến bay hoặc gửi kho ngoại quan, sau đó xuất hàng nhằm mục đích thay đổi vận đơn, khai sang tên hàng khác khi lên tàu bay nhằm xoá vết nguồn gốc của lô hàng sau đó vận chuyển về Việt Nam.

3. Báo VOV (2/2) có bài “Cải cách kiểm tra chuyên ngành, nền kinh tế tiết kiệm gần 400 triệu USD/năm” cho biết: Với việc cải cách kiểm tra chuyên ngành của hải quan, ước tính giá trị tiết kiệm cho nền kinh tế khi áp dụng mô hình mới này lên đến 9.285 tỷ đồng/năm (xấp xỉ 399 triệu USD).

Theo đại diện Tổng cục Hải quan, Công tác kiểm tra chuyên ngành thời gian qua đã đạt một số kết quả, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cải cách, vẫn tồn tại nhiều bất cập từ trình tự, thủ tục, phương thức kiểm tra.

Trong nhiều báo cáo, cũng như ý kiến của doanh nghiệp (DN), hiệp hội DN cho thấy, còn tình trạng xung đột trong các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành, trong khi đó, hiệu quả kiểm tra không cao. Trong vòng 5 năm, tỷ lệ phát hiện lô hàng không đáp ứng chất lượng chưa đến 0,03% so với tỉ lệ mẫu đưa ra. Bên cạnh đó, vấn đề đáng lo ngại chính hiện nay là chưa đầy đủ tiêu chuẩn tiêu chuẩn, quy chuẩn. Có danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành, nhưng tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa đầy đủ dẫn tới khó khăn cho cơ quan thực thi, ảnh hưởng tới quá trình thông quan hàng hóa của DN.

Ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng TCHQ cho biết “Với những bất cập hiện nay, thủ tục kiểm tra chuyên ngành vẫn là gánh nặng cho DN, là một trong yếu tố chiếm tỷ trọng khá lớn cấu thành thời gian thông quan hàng hóa mà hiện vẫn chưa được cải thiện đáng kể theo đánh giá của WB, từ đó dẫn đến giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong trao đổi thương mại qua biên giới”.

Trước thực tế trên, mới đây, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”. Đề án nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Đề án cải cách toàn diện các quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro, đơn giản hóa quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, giảm đầu mối tiếp xúc giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức; cắt giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu.

Ông Nguyễn Văn Cẩn cho biết, năm 2021, ngành Hải quan sẽ tập trung nhân lực khẩn trương triển khai đề án này. Theo đó, lực lượng hải quan sẽ chủ trì thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu đối với các mặt hàng về lương thực thực phẩm, trừ hàng liên quan đến an ninh quốc phòng, kiểm dịch về thú y.

Tổng cục Hải quan sẽ hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu lấy ý kiến các bộ, ngành trình Bộ Tài chính xem xét, trình Chính phủ phê duyệt trong quý II/2021 để làm cơ sở triển khai đề án.

Theo ông Cẩn, cơ quan hải quan sẽ thực hiện kiểm tra chuyên ngành, có nghĩa là doanh nghiệp chỉ nộp hồ sơ, còn hải quan có trách nhiệm đưa vào hệ thống để các bộ, ngành lấy thông tin và trên cơ sở danh mục, tiêu chuẩn, quy chuẩn về kiểm tra chuyên ngành để cơ quan hải quan thực hiện.

Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, nếu mô hình được triển khai sẽ giúp cắt giảm thủ tục hành chính; giảm thời gian thông quan; cắt giảm nguồn lực và chi phí cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhưng vẫn nâng cao tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng; phù hợp với thông lệ quốc tế.

III. Vấn đề về thuế

4. Báo Tuoitre.vn (01/2) có bài “Cá nhân có thể khai và nộp quyết toán thuế thu nhập cá nhân qua mạng” cho biết: Theo Tổng cục Thuế, ngày 30-4 là hạn cuối nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020. Để ngăn chặn dịch COVID-19, người nộp thuế có thể khai và gửi hồ sơ quyết toán thuế qua mạng mà không phải trực tiếp đến cơ quan thuế.

Để cắt giảm thủ tục hành chính cho người nộp thuế và giảm áp lực xử lý hồ sơ quyết toán cho cơ quan thuế, Luật quản lý thuế số 38 quy định miễn thuế đối với cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống. Về việc quyết toán thuế, cũng theo Tổng cục Thuế, cá nhân có thể ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập quyết toán khi có thu nhập duy nhất tại một nơi theo hợp đồng lao động, có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỉ lệ 10%.

5. Báo Danviet.vn (01/20) có bài “Người trẻ nộp thuế 23 tỷ: 'Ông lớn' đừng bao biện” cho biết: Những ngày gần đây, dư luận đang xôn xao về trường hợp cá nhân có thu nhập 330 tỷ nhờ sáng tác nhiều phần mềm được các ứng dụng Google Play và App Store đăng tải đã chủ động liên hệ với cơ quan thuế để được hướng dẫn kê khai và nộp 23,4 tỷ đồng tiền thuế.

Theo thống kê của Cục thuế, số thuế thu từ hoạt động thương mại điện tử (từ các nền tảng như Google, Facebook, YouTube…) của năm 2020 là 123 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2019.

Tuy nhiên, con số trên được ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nhận định vẫn chưa phản ánh đúng thực tế hoạt động kinh doanh của loại dịch vụ này tại Việt Nam. Đặc biệt, vẫn còn những ông lớn cung cấp dịch vụ trực tuyến xuyên biên giới như Facebook, Google hay Netflix dù kiếm được hàng tỷ USD ở thị trường Việt Nam nhưng vẫn chưa thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, gây bức xúc, bất bình trong cộng đồng doanh nghiệp.

Trong bối cảnh kỹ thuật số, công nghệ số đang ngày càng phát triển, ĐBQH Phạm Văn Hòa đặc biệt lo lắng nếu cơ quan thuế không quyết liệt hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa thì nguy cơ thất thu còn lớn hơn. Vị ĐH nói thẳng, về khía cạnh quản lý, chúng ta đã có các quy định hành lang pháp lý rõ ràng nhưng có việc vận dụng còn chưa hiệu quả, thu thuế chưa cao là trách nhiệm của ngành thuế. "Đang tồn tại những vấn đề trong phối hợp, thực hiện thu thuế của ngành thuế, cơ quan thuế với cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh... Bên cạnh đó, cơ quan thuế cũng cần vào cuộc chủ động hơn, tránh tình trạng ngồi chờ doanh nghiệp kê khai, nộp thuế mới biết, không kê khai, không nộp cũng không hay.

Hữu Nghĩa

Theo Trang tin điện tử Bộ Tài chính

Follow

Văn bản mới

Văn bản mới

Thông báo

Thông báo

Thông báo đấu giá tài sản

01 thg 12 2023 - 14:12:00