Xuất bản thông tin

null Điểm báo ngày 23/02/2021

Điểm báo ngày 23/02/2021

I. Vấn đề về thuế

1. Báo Tuổi trẻ (23/2) có tin “Khuyến khích cá nhân dùng tài khoản thuế điện tử” cho biết: Theo Tổng cục Thuế, trong năm 2021 ngành thuế sẽ tập trung cấp tài khoản thuế điện tử cho cá nhân. Để thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế như khai nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy… cá nhân phải có tài khoản thuế giao dịch điện tử.

2. Báo Hà Nội mới (23/2) có bài “Hỗ trợ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020 qua mạng” cho biết: Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã có hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020. Theo đó, nhằm cắt giảm thủ tục hành chính cho người nộp thuế và giảm áp lực xử lý hồ sơ quyết toán cho cơ quan thuế, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH13 và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định miễn thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm đối với cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống. Như vậy, các cá nhân này sẽ không phải nộp thêm thuế cũng như không phải thực hiện việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho người nộp thuế, Tổng cục Thuế tiếp tục triển khai việc khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân thông qua các ứng dụng điện tử. Song song với việc hỗ trợ cá nhân khai và nộp hồ sơ khai thuế bằng phương thức điện tử, ngành Thuế tiếp tục đẩy mạnh việc phối hợp với các ngân hàng thương mại xây dựng các tính năng trên nền tảng ứng dụng như IntenetBanking, MobileBanking… từ đó hỗ trợ tối đa người nộp thuế thực hiện các giao dịch nộp thuế.

II. Vấn đề về hải quan

3. Báo Thanh niên (23/2) có bài “Tháng giáp tết, xuất siêu gần 3 tỉ USD” cho biết: Trong nửa đầu tháng 2, giai đoạn trước và trong Tết Tân Sửu, xuất khẩu tiếp đà tăng mạnh. Tính lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/2, thặng dư thương mại lên đến gần 3 tỉ USD.

Theo số liệu được cập nhật từ Tổng cục Hải quan, trong 15 ngày đầu tháng 2, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 9,94 tỉ USD, tăng nhẹ gần 2,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tính lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/2, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 38,46 tỉ USD, tăng mạnh gần 37% so với cùng kỳ năm 2020; nhập khẩu đạt 35,7 tỉ USD, tăng 25,3% so cùng kỳ. Như vậy, trong 1,5 tháng qua, cả nước xuất siêu 2,76 tỉ USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái cả nước nhập siêu 400 triệu USD.

Nhìn vào số liệu được cập nhật của cơ quan hải quan, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) nhận xét nền kinh tế VN có tính thích ứng tương đối tốt trong trạng thái “bình thường mới” của đại dịch. Tuy nhiên, nhóm hàng xuất khẩu đáng lưu ý trong 1,5 tháng qua ngoài điện thoại thì mặt hàng máy móc và phụ tùng đáng lưu tâm. “Không phải đến đầu năm nay, nhóm hàng máy móc, phụ tùng xuất khẩu mới lên ngôi mà thực tế đã có sự chuyển dịch từ nhiều năm trước, kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này của năm sau luôn tăng hơn năm trước”.

Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh lưu ý sự chuyển dịch mạnh mẽ đối với nền công nghiệp, điện tử, chế tạo VN không chỉ xảy ra đối với khu vực doanh nghiệp FDI mà là trong nước. Đó là sự xuất hiện của DN trong nước, gia công điện thoại và xuất khẩu đi Mỹ chứ không chỉ điện thoại Samsung thống trị thị trường xuất khẩu điện thoại lâu nay. Nhưng nhìn chung công nghiệp chế tạo, điện tử của VN vẫn phụ thuộc vào khu vực FDI là chính. Thế nên, điều cần thiết phải tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho DN trong nước phát huy năng lực, liên kết tạo ra sản phẩm điện tử, máy móc Việt.

4. Báo Lao động (23/2) có tin “Vụ “gian dối cách ly, lợn nhập khẩu chạy thẳng về… lò mổ”: Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình không ban hành các quyết định về tố tụng hình sự” cho biết: Ngày 22/2, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị đã có thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm liên quan đến thông tin trong loạt bài điều tra “Gian dối cách ly, lợn nhập khẩu chảy thẳng về… “lò mổ” đăng trên báo Lao Động”.

Theo đó, sau khi cục Hải quan tỉnh Quảng Bình nhận được văn bản của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc đề nghị xác minh để xử lý hành vi của các DN nhập khẩu lợn chưa qua kiểm dịch của Chi cục Thú y nhưng đã đưa thẳng vào lò mổ, có dấu hiệu của tội “vận chuyển hàng cấm”, đơn vị này đã tiến hành kiểm tra, xác minh tin báo về tội phạm nói trên.

Kết quả xác minh xác định việc lợn nhập khẩu “trốn” cách ly trước đó làm thủ tục nhập khẩu ở Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị. Do vậy, vụ việc không thuộc thẩm quyền xử lý của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình. Mặt khác, cơ quan Hải quan không có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự với tội “vận chuyển hàng cấm”, vì vậy, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình không ban hành các quyết định về tố tụng hình sự đối với vụ việc nói trên.

5. Bản tin thời sự 19h ngày 22/2 – Đài Truyền hình Việt Nam phát phóng sự “TP HCM đột phá trong ứng dụng công nghệ” cho biết: TP HCM với khoảng hơn 400.000 doanh nghiệp, chiếm 1/3 số doanh nghiệp của cả nước. Do đó, TP đã khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan hành chính nhà nước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm tạo thuận lợi tối đa cho sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế của thành phố. Đến nay, đã có nhiều cơ quan, doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả.

Phóng sự phỏng vấn Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM Đinh Ngọc Thắng; đại diện doanh nghiệp chuyển phát nhanh DHL cho biết, việc triển khai hệ thống công nghệ thông tin tại Cục Hải quan TP HCM không chỉ giúp giải quyết nhanh các thủ tục hành chính mà hệ thống còn hỗ trợ hải quan triển khai nhiệm vụ cho các nhân viên qua app mà không phải tổ chức các cuộc họp, giúp tiết kiệm thời gian; hàng hóa thông quan nhanh, giảm rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp, ước tính giảm 70% thời gian thông quan hàng hóa.

6. Báo Đại đoàn kết (23/2) có bài “Yêu cầu kiểm soát việc nhập khẩu cá tầm Trung Quốc” cho biết: Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố yêu cầu kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm về Việt Nam để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và chủng loại.

Báo Đại đoàn kết dẫn lời ông Nguyễn Tất Ngà – Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng cho hay, nghề nuôi cá tầm trong nước đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc. Các tầm nhập từ Trung Quốc giá bán chỉ bằng 2/3 giá của cá tầm trong nước. Đặc biệt, khi vào thị trường trong nước, thương lái trộn lẫn cá tầm Trung Quốc vào cá chăn nuôi tại Việt Nam, tạo ra tình trạng lừa dối khách hàng và sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường.

Trước tình trạng này, các hiệp hội, hội và doanh nghiệp nuôi cá tầm đã gửi công văn kiến nghị các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý đối với cá tầm được nhập khẩu từ Trung Quốc dưới mọi hình thức. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. Kiểm tra, ngăn chặn nhập khẩu cá tầm dùng làm thực phẩm không nằm trong danh mục được phép kinh doanh để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong nước.

III. Vấn đề về chứng khoán

7. Báo Tiền phong (23/2) có bài “Tiền chảy vào chứng khoán” cho biết: Thị trường chứng khoán (TTCK) khép lại tuần đầu giao dịch sau Tết Nguyên đán với nhiều tín hiệu tích cực. Dòng tiền ồ ạt vào thị trường vượt ngoài các dự báo trước đó.Tổng giá trị khớp lệnh đạt gần 13.528 tỷ đồng. VN-Index tiến gần mức đỉnh lịch sử, hiện quanh ngưỡng 1.170 điểm.

Theo Công ty Chứng khoán VNDirect, việc mặt bằng lãi suất đang thấp kỷ lục khiến một bộ phận dòng tiền trong dân cư, tổ chức chuyển hướng sang các kênh đầu tư tài sản, nổi bật nhất là chứng khoán. Năm 2021, VNDirect dự báo, lãi suất huy động và cho vay có thể giảm tiếp 20-50 điểm % khi chính sách tiền tệ nới lỏng, áp lực lạm phát hạ nhiệt.

Số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cho thấy, tháng 1/2021, có hơn 86 nghìn tài khoản chứng khoán của các nhà đầu tư trong nước được mở mới, tăng 36,4% so với tháng 12/2020. Đây là lượng tài khoản mở mới trong một tháng cao nhất lịch sử hoạt động hơn 20 năm của TTCK Việt Nam.

Hữu Nghĩa

Theo Trang tin điện tử Bộ Tài chính

Follow

Văn bản mới

Văn bản mới

Thông báo

Thông báo

Thông báo đấu giá tài sản

01 thg 12 2023 - 14:12:00