Xuất bản thông tin

null Điểm báo ngày 11/5/2021

Trang chủ Điểm báo ngành

Điểm báo ngày 11/5/2021

  1. Vấn đề về thuế, lệ phí

1. Báo Tuổi trẻ (11/5) có tin “Bộ Tài chính bác đề nghị giảm 50% lệ phí trước bạ”, Vietnamnet (11/5) có bài “Bộ Tài chính từ chối đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô’; Vietnambiz (11/5) có bài “Bộ Tài chính bác bỏ đề nghị giảm 50% lệ phí trước bạ với xe ô tô đăng ký mới” cho biết: Phản hồi đề nghị của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, Bộ Tài chính vừa khẳng định việc giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô đăng ký mới là không phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Bộ Tài chính sẽ cập nhật số liệu, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và diễn biến, tác động của dịch covid-19 và sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền các chính sách phù hợp để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển.

2. Báo Thanh niên (11/5) có bài “Làm công ăn lương đóng thuế cao nhất” cho biết: Cá nhân kinh doanh chỉ đóng thuế 7% trong khi biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến với mức cao nhất lên 35% khiến những người làm công ăn lương trở thành đối tượng phải đóng thuế cao nhất. Nhiều cá nhân lẫn chuyên gia cho rằng chênh lệch về biểu thuế TNCN nói trên là chưa hợp lý, không bình đẳng.

Mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản trả lời những thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Bộ cho biết quy định, có 10 khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN với các mức thuế suất và cách tính thuế khác nhau. Trong đó, duy nhất thu nhập từ tiền lương tiền công áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần với các mức thuế từ 5 - 35%, còn các khoản thu nhập khác áp dụng theo thuế suất toàn phần.

Thế nhưng, nhiều ý kiến vẫn chưa đồng tình với giải thích của Bộ Tài chính. Bởi chưa cần so sánh với biểu thuế cao nhất lên đến 35% thì với nhiều người, tỷ lệ đóng thuế TNCN cũng cao hơn nhiều cá nhân kinh doanh. Theo TS Lê Đạt Chí, Phó trưởng khoa Tài chính (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) cho rằng, Bộ Tài chính cần xem xét và trình Chính phủ chỉnh sửa biểu thuế lũy tiến áp dụng cho cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương theo hướng giãn các mức thuế suất, đồng thời giảm bậc thuế cao nhất.

  1. Vấn đề về hải quan

3. Báo Đại đoàn kết (11/5) có tin “Hải quan Việt Nam tiếp nhận 4 máy quang phổ phát hiện hóa chất” cho biết: Tổng cục Hải quan Việt Nam vừa tiếp nhận 4 máy quang phổ phát hiện hóa chất do Cơ quan bảo vệ Biên giới Anh trao tặng, trong chuỗi các hoạt động hợp tác giữa hai bên trong năm 2021. Thiết bị máy quang phổ phát hiện hóa chất được trao tặng sẽ được hải quan Việt Nam sử dụng nhằm kiểm soát hàng hóa tại các địa bàn hoạt động hải quan qua đường hàng không và cảng biển.

III. Vấn đề về đầu tư công

4. Báo Lao động (11/5) có bài “Giải quyết dứt điểm vướng mắc ảnh hưởng đến các dự án vay vốn nước ngoài” cho biết: Theo cáo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch vốn 4 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 86.010 tỷ đồng, bằng 18,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2020.

Bộ Tài chính cũng chỉ ra sự chậm trễ trong việc triển khai dự án là nguyên nhân khiến giải ngân vốn đầu tư nước ngoài chậm.

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, việc giải ngân chậm vốn vay nước ngoài sẽ dẫn đến tình trạng rút ngắn thời gian giải ngân và các dự án sẽ phải vừa rút vốn vừa trả nợ hoặc kéo theo tình trạng huỷ vốn với nhà tài trợ. Về dài hạn, ông Thịnh cho rằng, cần tăng cường năng lực và trách nhiệm của đối tượng sử dụng vốn ở tất cả các khâu của dự án và kiên quyết cắt vốn đối với các dự án thực hiện không đảm bảo kế hoạch.

  1. Vấn đề về NSNN

Báo Thanh niên (11/5) có bài “TP.HCM cần tháo điểm nghẽn cơ chế để đột phá” cho biết: Khoảng 10 năm qua, TP.HCM có mức thu ngân sách nhà nước trên địa bàn liên tục tăng qua từng năm, nếu như năm 2010 mức thu 165.000 tỉ đồng (làm tròn), thì đến năm 2020 thu đến 380.000 tỉ đồng (chiếm khoảng 27% tổng thu ngân sách cả nước). Nhưng là một siêu đô thị, dân số lớn nhất cả nước (khoảng hơn 13 triệu dân), trong khi mức ngân sách được điều tiết giữ lại chỉ là 18% trong tổng thu của TP, nên TP.HCM luôn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, TP.HCM kiến nghị T.Ư bố trí đủ theo các hiệp định vay đã ký kết và đang hoàn tất các thủ tục ký kết.

  1. Vấn đề về quản lý giá

Báo Hà Nội mới (11/5) có bài “Còn dư địa kiểm soát lạm phát” cho biết: Theo Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào là nguyên nhân chính giúp Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4-2021 giảm 0,04% so với tháng trước. Trước diễn biến khó lường dịch Covid-19, các giải pháp bình ổn thị trường vẫn đang được triển khai đồng bộ, vì vậy chỉ tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 4% vẫn còn dư địa đạt được. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, nhìn chung diễn biến CPI thời gian tới vẫn khó đoán định. Trong đó, diễn biến thị trường nhiền liệu thế giới là khó lường và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công Thương với Bộ Tài chính trong công tác điều hành; trong đó lưu ý sự hài hòa giữa yếu tố thị trường và việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu; bảo đảm lợi ích của các bên liên quan, ổn định giá tiêu dùng nói chung.

Hữu Nghĩa

Theo Trang tin điện tử Bộ Tài chính

Follow

Văn bản mới

Văn bản mới

Thông báo

Thông báo

Thông báo đấu giá tài sản

01 thg 12 2023 - 14:12:00