Xuất bản thông tin

null Điểm báo ngày 23/3/2021

Trang chủ Điểm báo ngành

Điểm báo ngày 23/3/2021

I. Vấn đề nổi bật

Stt

Nội dung

Kiến nghị, đề xuất

1

Vấn đề về thu thuế giao dịch lan đột biến

Báo Công an nhân dân (23/3) có bài “Có thất thu thuế từ “thương vụ trăm tỷ” lan đột biến?”; Tiền phong (22/3) có bài “Sơn La yêu cầu người bán hoa lan đột biến phải nộp thuế” Báo điện tử Người lao động (22/3) có bài “Yêu cầu người bán hoa lan đột biến phải kê khai, nộp thuế, Báo điện tử Lao động (22/3) có bài “Lan đột biến hay lan đột tử: Cứ hỏi ngành thuế là biết” cho biết: Theo Cục Thuế tỉnh Sơn La, thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh này có các cá nhân, tổ chức kinh doanh hoa phong lan đột biến gen có giá trị lớn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Cục Thuế tỉnh Sơn La, Chi cục Thuế khu vực các huyện, TP chưa nhận được hồ sơ đăng ký, kê khai và nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh hoa lan.

Để thực hiện đúng quy định của Luật Quản lý thuế, các chính sách thuế, chống thất thu ngân sách trên địa bàn. Cục Thuế tỉnh Sơn La yêu cầu các tổ chức, cá nhân có giao dịch, kinh doanh hoa phong lan đột biến gen thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế với cơ quan thuế.

Trao đổi với Báo CAND, ông Nguyễn Đức Huy, Phó Chánh văn phòng Tổng cục Thuế, cho biết việc mua bán trao đổi lan đột biến là 1 hoạt động kinh tế phát sinh nhưng chưa biết tính xác thực. Cơ quan thuế là thành viên của Ban chỉ đạo chống buôn lậu và gian lận thương mại đang phối hợp để rà soát xem tính xác thực của các giao dịch. Nếu các giao dịch này là có thật thì căn cứ vào hợp đồng kinh tế, yêu cầu kê khai và thu thuế theo quy định. Cho biết thêm về chính sách thuế, ông Huy khẳng định có 2 trường hợp. Thứ nhất, về chủ trương khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn, chính sách thuế là sản phẩm do người nông dân trồng trọt chăn nuôi, sản phẩm không qua sơ chế như trồng cây thì không phải nộp thuế. Còn nếu mua đi bán lại kinh doanh thì phải nộp thuế. Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các Cục thuế làm từ nhiều năm nay, không phải chỉ mỗi mặt hàng lan đột biến. Còn hiện nay, lan đột biến lại rộ lên theo từng đợt, nên việc của cơ quan thuế là sẽ theo dõi các thương vụ này để xác định việc thu thuế.

“Về mức thuế, nếu đối tượng giao dịch là cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại, theo quy định, các cá nhân sẽ phải nộp thuế GTGT mức 1% và thuế thu nhập cá nhân là 0,5% trên tổng giao dịch. Đối với trường hợp doanh nghiệp, mức thuế phải nộp là 20% trên tổng số lợi nhuận, cộng thêm 10% thuế GTGT giá trị đầu vào”, ông Huy cho biết.

Qua trao đổi với Văn phòng Tổng cục Thuế, Văn phòng Bộ được biết hiện nay Tổng cục thuế đã có chỉ đạo đến Cục thuế các tỉnh: Bình Phước, Hà Nam, Quảng Ninh, Sơn La, Phú Thọ phối hợp với chính quyền địa phương (UBND, công an, quản lý thị trường) rà soát các giao dịch được các cơ quan truyền thông nhắc tới trong thời gian qua để thực hiện quản lý thuế theo quy định.

- Đề nghị Tổng cục Thuế rà soát, bổ sung vào tài liệu họp báo Bộ Tài chính và Họp báo Chính phủ tháng 3/2021 để tổng hợp báo cáo Bộ. 

II. Vấn đề về thuế

2. Ngày 22/3 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) tổ chức hội thảo "Góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn một số quy định về quản lý thuế". Nhiều báo đưa tin về nội dung này. Trong đó:

Báo Bnews – TTXVN cho biết: tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho biết, nhiều nội dung liên quan tới những bất cập mà người nộp thuế đang gặp vướng mắc chưa được đề cập trong dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý thuế, như doanh nghiệp không đủ lãi thu theo cam kết và bị phạt thuế thì xử lý ra sao; việc khai tạm để tính thuế hiện đang phải nộp đủ 100% là bất hợp lý hay việc phân bổ làm 4 quý để tạm nộp 75% số thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất có đúng không, được hướng dẫn xử lý như thế nào. Ngoài ra, dự thảo hướng dẫn về các quy định khai tính thuế, quyết toán thuế phân bổ thuế GTGT đối với đơn vị phụ thuộc địa điểm kinh doanh của người nộp thuế là chưa rõ ràng.

Bà Hà Thị Tường Vy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam cho rằng, nhiều nội dung quy định trong dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật quản lý thuế tương đối khó tiếp cận, khó hiểu vì quá dài và nhiều nội dung. Do đó, kiến nghị cần lược tách ra làm 2 thông tư: 1 Thông tư kê khai thuế riêng và 1 thông tư những vấn đề liên quan tới quản lý thuế, như thế sẽ thuận lợi cho người thực hiện.

Báo Dân trí có bài “Doanh nghiệp dầu khí tá hỏa vì quy định thuế mới” cho biết: Góp ý trong buổi lấy ý kiến ngày 22/3, đại diện cho Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, bà Tuấn Anh cho biết, trước đây, ngành dầu khí được áp dụng cơ chế thuế khác biệt theo Thông tư 36 năm 2016 với thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên, thuế TNDN và Thông tư 56 năm 2008 áp dụng với nước chủ nhà. Trong đó quy định nộp thuế bằng đồng tiền bán hàng tại thời điểm bán. Doanh nghiệp, nhà thầu dầu khí bán được hàng và thu vào đồng tiền nào thì nộp cho chủ nhà đồng tiền đó. Điều này thực hiện đã lâu và rất thuận lợi. Tuy nhiên, dự thảo mới, nghĩa vụ thuế mới đều áp dụng bằng ngoại tệ trừ thuế xuất khẩu. Đại diện doanh nghiệp này cho biết, ngay sau khi có dự thảo, các nhà thầu dầu khí đã nghiên cứu và lập tức phản hồi tới Tập đoàn và Tổng cục Thuế. Họ yêu cầu Tập đoàn dầu khí phải thay đổi nội dung hợp đồng để đảm bảo quyền lợi.

Bà Lê Thị Duyên Hải, Vụ trưởng Vụ Kê khai và kế toán thuế (Tổng cục Thuế) cho biết: Tổng cục Thuế ghi nhận ý kiến đóng góp và sẽ có buổi làm việc trực tiếp với Tập đoàn dầu khí và các đơn vị có vướng mắc tương tự liên quan tới việc kê khai và quyết toán thuế bằng ngoại tệ như dự thảo đã đưa ra.

3. Báo Thanh tra (23/3) có bài “Vì sao doanh nghiệp đầu tư vào ngành Điện không đủ điều kiện hoàn thuế GTGT?” cho biết: Theo Tổng cục Thuế trong thời gian vừa qua có nhận được phản ánh của các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư ngành điện về khó khăn, vướng mắc trong hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư. Theo Tổng cục Thuế, để được hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư ngành Điện thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, một trong những thủ tục cơ sở kinh doanh phải có là giấy phép hoạt động điện lực.

Trong khi đó, các dự án đầu tư trong ngành Điện thường kéo dài và trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động thì chưa được cấp giấy phép hoạt động điện lực dẫn đến doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong giai đoạn đầu tư dẫn đến nhiều dự án đầu tư gặp khó khăn về vốn.

Bên cạnh đó, Luật Điện lực giao Bộ Công Thương quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thời hạn giấy phép hoạt động điện lực đối với từng lĩnh vực hoạt động điện lực. Căn cứ Thông tư số 21/2020/TT-BCT ngày 9/9/2020 của Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực phát điện gồm 10 thủ tục và chậm nhất trước 15 ngày làm việc kể từ ngày dự kiến chính thức vận hành thương mại, tổ chức tham gia hoạt động phát điện phải nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Do đó, Tổng cục Thuế cho biết, các doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện hoàn GTGT đối với dự án đầu tư ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong giai đoạn đầu tư dẫn đến nhiều dự án đầu tư gặp khó khăn về vốn.

4. Tuổi trẻ (23/3) có bài “Cảnh báo vỡ bong bóng bất động sản” cho biết: Thông tin về quy hoạch mới ban hành, song tình trạng thổi giá đất đã bùng lên ở nhiều tỉnh thành, nhiều người rơi vào bẫy của “cò” đất. Các chuyên gia cảnh báo bong bóng sẽ vỡ.

Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng đầu cơ đất, nhiều nước đã quyết định tăng thuế đối với người sở hữu nhiều nhà lên mức 6%/năm, thuế chuyển nhượng cũng tăng lên (Hàn Quốc). Để ngăn chặn tình trang người người đổ tiền đi mua đất, nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền địa phương, cơ quan quản lý phải có thông tin chính thức, định hướng cho người dân. Như ở Hà Nội, khi báo chí nêu hiện tượng sốt đất, các sở ngành cần phải làm việc và sớm có thông tin hướng dẫn người dân. Còn đối với người dân cần phải tìm hiểu kỹ, bình tĩnh khi mua đất, không chạy theo thông tin khi không thể kiểm chứng.

Cần có giải pháp căn cơ để kìm giá đất theo đúng giá trị thật của nó, cho nên chuyên gia Đặng Hùng Võ kiến nghị cần ban hành Luật Thuế Tài sản hay trước mắt là thuế nhà đất. Giải thích lý do đề xuất cần phải có thuế nhà đất, ông Võ cho rằng vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên người sử dụng nhiều đất thì phải nộp thuế, đảm bảo công bằng. Thứ hai, thuế nhà đất đánh ở mức phù hợp sẽ ngăn chặn được đầu cơ vào tài sản này. Thuế sẽ điều chỉnh để không ai dại gì ôm nhà đất cả.

5. Báo Thanh niên (23/3) có tin “Năm 2021, hàng không VN dự kiến lỗ trên 15.000 tỉ đồng” cho biết: Hiệp hội DN hàng không VN (VBA) vừa có văn bản gửi Bộ KH-ĐT đề xuất các giải pháp hỗ trợ DN gặp khó khăn do Covid-19. Theo VBA, ước tính của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế, dự báo sản lượng hành khách năm 2021 sẽ chỉ đạt 33% (so với năm 2019) và tổng mức lỗ của ngành hàng không toàn cầu dự kiến 95 tỉ USD. Dự kiến phải đến năm 2022 các hãng hàng không mới hết lỗ.

Để hỗ trợ cho dòng tiền của các hãng, VBA đề xuất mở rộng chương trình hỗ trợ tín dụng cho các DN hàng không. Ngoài ra, VBA đề nghị tiếp tục giảm sâu hơn thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay xuống mức 900-1.000 đồng/lít. Đồng thời, gia hạn thời hạn nộp các loại thuế thu nhập DN; thuế GTGT; thuế TNCN; tiền thu đất cho toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh đến hết 31.12.2021. Gia hạn thời hạn nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu các thiết bị, vật tư đặc thù của ngành, nhằm đảm bảo tuân thủ công tác bảo trì bảo dưỡng định kỳ…

III. Vấn đề về doanh nghiệp nhà nước

6. Báo Sài Gòn Giải phóng (23/3) có bài “Kỳ vọng cổ phần hóa doanh nghiệp giai đoạn mới” cho biết: Theo dự thảo đề án cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2021-2025 đang được Bộ Tài chính xây dựng, cổ phần hóa (CPH) DNNN giai đoạn tới sẽ có cách làm mới. Đó là, sẽ phân loại DNNN để thúc đẩy cải cách và chia thành 2 loại hình lớn là thương mại và công ích; không có danh sách DN CPH mà sẽ có danh mục các ngành nghề Nhà nước cần giữ vốn, thoái vốn…

Tái cơ cấu DNNN với trọng tâm CPH DNNN là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước hơn 20 năm nay, được đẩy mạnh từ năm 2011 (chia làm 2 giai đoạn: 2011-2015 và 2016-2020). Tuy nhiên, trên thực tế, mục tiêu đặt ra cho các giai đoạn này đều không đạt kế hoạch đề ra. Chẳng hạn, giai đoạn 2016-2020, chỉ có 37 trong số 128 DN được CPH, nghĩa là có đến 91 DN chưa hoàn thành công tác CPH. Lý giải nguyên nhân của sự chậm trễ này, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) đánh giá, công tác xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch CPH DNNN, thoái vốn chưa được nhiều nơi quan tâm nghiêm túc. Tuy vậy, ông Tiến cũng cho rằng, quá trình tái cơ cấu, CPH DNNN vừa qua tuy chậm về tiến độ nhưng là một quá trình thận trọng, chắc chắn, công khai, minh bạch đúng pháp luật, không để lại vấn đề xấu.

Hữu Nghĩa

Theo Trang tin điện tử Bộ Tài chính

Follow

Văn bản mới

Văn bản mới

Thông báo

Thông báo

Thông báo đấu giá tài sản

01 thg 12 2023 - 14:12:00